Chuyên gia Lê Thanh Tùng chia sẻ luật Dữ liệu sẽ là ”cú hích” cho thủ tục hành chính

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc cải cách thủ tục hành chính là một yêu cầu cấp thiết. Luật Dữ liệu, với những quy định về quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu, được kỳ vọng sẽ là ” cú hích” quan trọng thuận lợi hơn, tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực này. CEO Lê Thanh Tùng – Chuyên gia an ninh mạng, đã có những chia sẻ sâu sắc về tiềm năng to lớn của Luật Dữ liệu trong việc đơn giản hóa, minh bạch hóa và nâng cao hiệu quả thủ tục hành chính, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

Các quốc gia phát triển đang nỗ lực xây dựng các trung tâm dữ liệu quốc gia, nhằm tối ưu hóa giá trị của dữ liệu trong phần quản trị quốc và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Đây đã trở thành xu thế tất yếu và trọng tâm trong xây dựng Chính phủ điện tử, phát triển kinh tế số và xác lập vị trí quốc gia trên bản đồ công nghệ thế giới. Để đạt hiệu quả trong vận hành, các trung tâm dữ liệu quốc gia cần có sự hoàn thiện và quy định về dữ liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn, tổ chức độc lập để quản lý và vận hành. Đồng thời, đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách đãi ngộ hợp lý là yếu tố then chốt để thu hút và giữ chân tài năng trong lĩnh vực này.

Chuyên gia an ninh mạng Lê Thanh Tùng – Giám đốc công ty tư vấn chuyển đổi số HST Consulting, nhấn mạnh rằng dữ liệu là yếu tố cốt lõi trong các hoạt động chuyển đổi số, bởi nó là tài nguyên và tài sản chính. Mọi ứng dụng đều cần có dữ liệu chính xác và tổng hợp để khai thác hiệu quả. Do đó, đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của dữ liệu là vô cùng quan trọng.

Theo thống kê của Bộ Công an, hiện có hơn 60 văn bản luật quy định về cơ sở dữ liệu, bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành, cùng với các luật và đề xuất xây dựng luật liên quan đến dữ liệu như Luật Giao dịch điện tử 2023, Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng, Luật Viễn thông 2023, Luật Công nghệ thông tin, và Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số. Các văn bản này đề cập đến 33 cơ sở dữ liệu quốc gia và 39 cơ sở dữ liệu chuyên ngành, nhưng vẫn thiếu các quy định cụ thể về quản lý và dịch vụ sử dụng dữ liệu.

Công nghệ mới như AI, Blockchain và IoT đang thay đổi toàn diện cách thức quản lý, trao đổi và sử dụng thông tin. Để khai thác hiệu quả nguồn dữ liệu này, cần có một thống quản lý và sử dụng dữ liệu đồng bộ, phục vụ lợi ích của người dân và quản lý nhà nước. Chuyên gia Lê Thanh Tùng khẳng định: ” Việc ban hành luật Dữ liệu là cần thiết để đảm bảo sự đồng nhất, an ninh, an toàn thông tin, quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước”.

Theo lộ trình được Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Dự an Luật Dữ liệu sẽ được trình Quốc hội Khóa XV để xem xét và đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Dự kiến, Quốc hội sẽ thảo luật về dự án luật này tài Kỳ họp thứ 8 vào tháng 10/2014 và sẽ xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 06/2025

Bạn có thể lắng nghe chi tiết cuộc trao đổi của phóng viên VOV2 với chuyên gia Lê Thanh Tùng tại đây:

Để lại một bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kết nối chuyên gia tư vấn chuyển đổi số