Chuyển đổi xanh là tiền đề phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Chuyển đổi xanh không chỉ là một xu hướng tạm thời mà còn là tiền đề quan trọng để đảm bảo sự bền vững cho doanh nghiệp trong thời đại hiện đại. Với sự bùng nổ của các vấn đề môi trường và xã hội, việc thích ứng và thúc đẩy chuyển đổi xanh không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn là cơ hội để tạo ra giá trị và tăng cường sức cạnh tranh. Trong bối cảnh này, chuyển đổi số đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc thực hiện chuyển đổi xanh, tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa hiệu suất kinh doanh và bảo vệ môi trường.

I. Chuyển đổi xanh là gì?

Chuyển đổi xanh (Green Transformation – GX) là quá trình chuyển đổi hệ thống kinh tế và xã hội từ các mô hình truyền thống, dựa vào năng lượng hóa thạch và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên một cách không bền vững, sang các mô hình mới hướng tới sự bền vững và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên. 

Mục tiêu của chuyển đổi xanh là tạo ra một nền kinh tế và xã hội phát triển mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đồng thời tăng cường khả năng phục hồi của hệ sinh thái và giảm thiểu các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.

Chuyển đổi xanh tập trung vào 4 lĩnh vực cụ thể:

Chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn: Đây là quá trình tạo ra một mô hình sản xuất và tiêu dùng mới, kết hợp các phương thức như chia sẻ, cho mượn, tái sử dụng, sửa chữa và tái chế tài nguyên hiện có. Mục tiêu là kéo dài vòng đời của sản phẩm và giảm thiểu lượng chất thải.

Nhân lực xanh: Đây là nguồn lao động được đào tạo và nhận thức về giá trị của bảo vệ môi trường. Họ tích cực tham gia vào các hoạt động tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu chất thải và hạn chế tác động tiêu cực lên môi trường, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Nguồn năng lượng tái tạo: Bao gồm các nguồn năng lượng như nhiệt điện, gió, thuỷ điện và khí metan sinh học. Mục tiêu là xây dựng một hệ thống kinh tế tuần hoàn, tuân thủ ba nguyên tắc chính: loại bỏ rác thải và ô nhiễm, kéo dài vòng đời của sản phẩm và nguyên liệu, và tái tạo các hệ sinh thái tự nhiên.

Công nghệ xanh: Các công ty đa ngành đang tập trung vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới, như công nghệ khí sinh học trong giao thông, thu hồi carbon trong nông nghiệp và sử dụng năng lượng hydro trong lĩnh vực dầu khí, nhằm tối ưu hóa phát triển xanh và bền vững.

Nguồn: Adecco Group, Research Group Norway

II. Lợi thế của Việt Nam trong Chuyển đổi xanh

Lợi thế của Việt Nam trong Chuyển đổi xanh

Các doanh nghiệp trên toàn cầu đang đồng hành cùng các chính phủ thúc đẩy phát triển bền vững, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn, nhằm không chỉ đáp ứng nhu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu, mà còn tăng khả năng tiếp cận các cơ hội tài chính trước những thay đổi đột phá mới. Việt Nam gia nhập xu hướng chuyển đổi xanh bởi có những lợi thế:

  • Nước đi sau: Với lợi thế của các nước đi sau, Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi từ những kinh nghiệm tiền nhiệm, từ đó phát triển một nền kinh tế xanh toàn diện.
  • Ngành nông nghiệp: Thế mạnh nông nghiệp Việt Nam giúp đáp ứng nhu cầu về thị trường sản xuất, mô hình sản xuất hữu cơ, sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn của các thị trường quốc tế khó tính.
  • Nguồn nhân lực: Chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt lao động chất xám của Việt Nam tương đối tốt so với trong khu vực chứng minh tiềm năng phát triển kinh tế xanh và tránh thâm dụng tài nguyên và lao động.
  • Tốc độ tăng trưởng: Các nhà đầu tư trên thế giới đang liên tục tìm kiếm cơ hội trong thị trường năng lượng xanh tại khu vực châu Á và Việt Nam .

Chuyển đổi xanh đang nhanh chóng chuyển hoá mức độ cần thiết từ “nên có” sang “bắt buộc phải có”, với áp lực đến từ mọi phía cũng như những cơ hội và lợi ích nhiều mặt, đặc biệt là ở khía cạnh môi trường. Những lợi thế này đặt Việt Nam trong một vị thế đắc địa để thúc đẩy và hướng dẫn quá trình chuyển đổi xanh, góp phần vào nỗ lực toàn cầu trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

III. Triển khai song hành Chuyển đổi số & Chuyển đổi xanh

Triển khai song hành Chuyển đổi số & Chuyển đổi xanh

Chuyển đổi số sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra được các quyết định đầu tư bền vững, xây dựng và phát triển theo ESG một cách bài bản. Việc công bố thông tin về ESG (Environmental, Social, and Governance) của doanh nghiệp có thể mang lại lợi thế vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh trong dài hạn.

Digital ESG đã và đang được hình thành và thúc đẩy bởi 4 động lực chính:

  • Sức ép gia tăng và quy định của các bên liên quan
  • Cạnh tranh và đổi mới gia tăng
  • Rủi ro và cơ hội từ ESG
  • Chuyển đổi mô hình kinh doanh, quản trị – vận hành

Chuyển đổi số đang trở thành một phần quan trọng trong việc thúc đẩy các mục tiêu Chuyển đổi xanh của doanh nghiệp:

Quản trị – Vận hành số

  • Tối ưu năng suất, tiết giảm chi phí vận hành và tiết kiệm năng lượng, tài nguyên.
  • Thu hút nhà đầu tư, cải thiện khả năng phục hồi và sức chống chọi của doanh nghiệp trong tương lai.

Mô hình kinh doanh số

  • Thu hút nhà đầu tư.
  • Tạo ra nguồn doanh thu bền vững bên cạnh mô hình truyền thống.
  • Tiếp cận thị trường và khách hàng mới đảm bảo tăng trưởng tương lai.

Theo dõi, phân tích tác động ESG

  • Minh bạch hóa công bố thông tin về ESG với các bên liên quan.
  • Hỗ trợ tuân thủ và kiểm soát rủi ro.
  • Chủ động xây dựng, điều chỉnh chương trình hành động phù hợp nhằm đạt mục tiêu ESG.

Lấy trải nghiệm con người làm trọng tâm

  • Gia tăng sự gắn bó và lòng trung thành của khách hàng/nhân viên.
  • Tạo môi trường làm việc thúc đẩy nhân quyền, đa dạng và bình đẳng cho nhân viên.
  • Xây dựng văn hóa số, nhân lực số, phong cách làm việc mới.

Hệ sinh thái số

  • Tạo ra các mô hình kinh doanh/hợp tác mới, đóng góp vào kinh tế số và xã hội số.
  • Tập hợp các dữ liệu và ý tưởng liên ngành để cộng tác phát triển các giải pháp ESG phù hợp.

IV. Một số ví dụ áp dụng công nghệ trong Digital ESG

Công nghệ đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy quản lý môi trường, xã hội và quản lý tài chính của doanh nghiệp thông qua Digital ESG. Ví dụ:

  • Ứng dụng điện thoại di động hỗ trợ các cơ quan quản lý nhanh chóng ghi lại và báo cáo các tác hại đối với môi trường như khai thác gỗ trái phép và cháy rừng ở Papua New Guinea.
  • Hệ thống truy xuất nguồn gốc giám sát thay đổi sử dụng đất và theo dõi hàng hóa thông qua chuỗi cung ứng tại Ecuador.
  • Các nhà khoa học sử dụng Global Forest Watch, một hệ thống web nguồn mở sử dụng dữ liệu vệ tinh để theo dõi các khu rừng và các trường hợp phá rừng.
  • Một chiếc ô tô trung bình thải ra khoảng 5 tấn C02 mỗi năm. Để giải quyết vấn đề này, các thương hiệu xe hơi trên toàn cầu đã chuyển hướng sang sản xuất xe điện.

Chuyển đổi xanh không chỉ là một ưu tiên mà còn là một yếu tố quyết định đối với sự thành công và bền vững của các doanh nghiệp trong tương lai. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của chuyển đổi số trong việc thúc đẩy và hỗ trợ chuyển đổi xanh. Sự kết hợp giữa chuyển đổi xanh và chuyển đổi số không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và xã hội. Do đó, việc đầu tư và cam kết vào các nỗ lực này không chỉ là cần thiết mà còn là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp để xây dựng một tương lai bền vững cho chính mình và cộng đồng.

Trả lời

Kết nối chuyên gia tư vấn chuyển đổi số